Translate

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

CỔ MỘ ĐỘC ĐÁO Ở SAIGON: Nơi an nghỉ của đệ nhất hào phú Nam kỳ

Trong nhà thờ Huyện Sĩ (góc Tôn Thất Tùng - Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM) cổ kính, uy nghiêm có một nhà mồ rất độc đáo.
Nhà thờ Huyện Sĩ



Những bức tượng sống động
Muốn vào thăm nhà mồ này, nên đến nhà thờ Huyện Sĩ vào thời điểm trước hoặc sau các buổi lễ ngày chủ nhật (có 6 lễ), còn các ngày khác trong tuần chỉ có 2 thánh lễ sáng sớm và chiều tối (lúc 5 và 17 giờ) - thời điểm đó khá bất tiện cho người tham quan, mà các giờ khác thì nhà thờ đóng cửa.
Ngôi nhà mồ nằm phía sau cung thánh, dưới một mái vòm rất hài hòa với tổng quan của nhà thờ, cho nên nếu không được giới thiệu, khách tham quan sẽ dễ nhầm đó cũng là một trong những gian hậu thất của nhà thờ.
Bước qua chiếc cổng nhỏ với những song sắt thưa, khách sẽ thấy phần mộ của vợ chồng ông bà Huyện Sĩ, vợ nằm bên phải, chồng bên trái, theo đúng quan niệm “nam tả, nữ hữu” của người xưa. Trước mộ mỗi người là bức tượng bán thân (bằng thạch cao) ghi rõ họ tên, năm sinh, năm mất. Dưới tượng ông có tấm biển ghi: “Philippe Lê Phát Đạt (1841 - 1900)”, dưới tượng bà ghi: “Madame Philippe Lê Phát Đạt - Née Agnes Huỳnh Thị Tài (1845 - 1920)” (bà Philippe Lê Phát Đạt nhũ danh Agnes Huỳnh Thị Tài). Hai ngôi mộ nằm song song, cách nhau một lối đi khoảng 2 m. Mỗi mộ là một hộp vuông bằng đá cẩm thạch trắng nguyên khối cao khoảng 1 m, dài gần 3 m, có trang trí hoa văn. Trên nắp mộ là tượng toàn thân của ông bà với kích thước bằng người thật trong tư thế nằm, đầu hướng về cung thánh. Tượng bằng đá cẩm thạch nguyên khối và dính liền với phần mộ (chúng tôi đã xem xét rất kỹ nhưng không phát hiện kẽ hở giữa tượng và phần nắp mộ).   

   Lăng mộ bà Huỳnh Thị Tài, vợ ông Huyện Sĩ (ảnh sưu tầm )

Tượng ông Lê Phát Đạt (tức Huyện Sĩ) đầu đội khăn đóng, kê trên 2 chiếc gối, mình mặc áo dài gấm, hai tay nắm trước ngực, chân đi giày. Tượng bà Huỳnh Thị Tài để đầu trần, cũng gối trên 2 chiếc gối, mắt nhắm kín, mặc áo dài gấm, hai bàn tay đan vào nhau trước ngực, chân đi vớ và mang hài thêu... Chắc chắn, ai đã đứng trước hai pho tượng này đều phải xuýt xoa vì vẻ đẹp hết sức tinh tế, mềm mại và sống động của hai pho tượng. Từ nét mặt đôn hậu như đang “an giấc ngàn thu” cho đến những đường nhăn của chiếc gối, của đôi vớ bà đi, đường lượn của đế giày, nếp gấp của áo, những sợi gân trên mu bàn tay..., thậm chí đến cả những vòng hoa văn hình tròn chữ Thọ in chìm trên áo dài gấm cũng được thể hiện một cách hết sức tinh xảo...


 Tượng ông Huyện Sĩ trong nhà mồ ở hậu cung nhà thờ Huyện Sĩ, TP.HCM - Ảnh: H.Đ.N  
Phía cuối gian nhà mồ còn có 2 tượng bán thân đặt đối xứng trên tường. Đó là tượng vợ chồng người con trai ông bà Huyện Sĩ là Jean Baptiste Lê Phát Thanh (1864 - 1948) và vợ Anna Đỗ Thị Thao (1865 - 1922). Sở dĩ vợ chồng người con (Lê Phát Thanh) được đặt tượng tại đây vì đã có công dâng cúng 2 quả chuông (trong 4 quả chuông, đặt đúc bên Pháp) cho nhà thờ này, còn ông bà Huyện Sĩ thì hiến 1/7 tài sản của mình lúc đó để xây dựng ngôi nhà thờ sau này mang tên của chính ông.
Hai bên vách tường nhà mồ là những bức phù điêu cùng với cụm tượng (4 người) trên đài thờ ở chính giữa phía trong cùng nhà mồ, diễn tả lại cuộc tử nạn của Chúa Jesus. Tất cả đều được chạm khắc rất tinh xảo và sống động nhưng đáng tiếc là không thấy lưu tên nghệ nhân thực hiện.

Đại điền chủ giàu nhất Nam kỳ
Ông Lê Phát Đạt (quê quán tại Tân An, Long An) sinh tại Cầu Kho (Sài Gòn) trong một gia đình theo đạo Công giáo, thuở nhỏ ông có tên là Sĩ, tên thánh là Philippe. Ông được các giáo sĩ người Pháp đưa sang Pénang (Malaysia) du học. Tại đây Sĩ được học tiếng Latin, Pháp, Hán và quốc ngữ (lúc đó chữ Việt mới sơ khai). Do trùng tên với một người thầy nên Sĩ đổi tên thành Lê Phát Đạt.
Về nước, Lê Phát Đạt được Chính phủ Nam kỳ bổ dụng làm thông ngôn, rồi được đề bạt làm Ủy viên Hội đồng quản hạt Nam kỳ (năm 1880). Tuy nhiên, dù đã đổi tên nhưng người ta vẫn gọi ông là Sĩ... Cái sự “phất lên” trở thành một hào phú giàu nhất Nam kỳ của ông Sĩ (được lưu danh trong câu nói “Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường...” của dân Nam kỳ) được nhiều người cho là nhờ “ăn may” và cả sự liều lĩnh. Vào thời điểm đó, Pháp vừa buộc triều đình Huế ký Hòa ước Giáp Tuất (1874, triều đình công nhận Nam kỳ là thuộc địa của Pháp, đổi lại Pháp trả thành Hà Nội và các tỉnh bị Pháp chiếm ở Bắc kỳ cho Nam triều). Do vậy, lòng dân tan tác, ruộng đất hàng chục ngàn mẫu bỏ hoang - không ai dám nhận là của mình vì sợ phải đóng thuế (cho Pháp) và sợ triều đình bắt tội là hợp tác với Pháp. Thấy đất ruộng bỏ hoang, chính quyền Pháp lập đoàn kiểm tra, khoanh vùng và bán đổ bán tháo cho các viên chức bản xứ, không mua cũng bị ép mua. Ông Sĩ mua hết, gia sản không đủ ông phải vay tiền từ nhiều nguồn để mua ruộng, rồi giao cho tá điền canh tác. Nhờ đất đai phì nhiêu, mưa thuận gió hòa, trúng mùa liên tiếp ông trở nên giàu sụ. Các con của ông như bà Lê Thị Bính (mẹ Nam Phương hoàng hậu), Lê Phát An, Lê Phát Thanh, Lê Phát Vĩnh, Lê Phát Tân... đều trở thành những đại điền chủ, họ có rất nhiều đất ở Tân An, Gò Công, Đức Hòa, Đức Huệ xuống tận vùng Đồng Tháp Mười...
Ông Lê Phát Đạt trích 1/7 gia sản để xây nhà thờ Chợ Đũi. Ông mất năm 1900 (trước khi nhà thờ được khởi công vào năm 1902, hoàn thành năm 1905). 20 năm sau, vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài qua đời. Thi hài của vợ chồng ông được đưa vào an táng trong nhà thờ, phía sau cung thánh như ngày nay. Nhà thờ Chợ Đũi cũng “mất tên” do người ta đã quá quen gọi ngôi giáo đường này là nhà thờ Huyện Sĩ.

Hà Đình Nguyên (Báo Thanh Niên)

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

HỒ CON RÙA

HỒ CON RÙA
Sau khi người Pháp chiếm được thành Gia Định (là tên chính thức của thành Phụng), họ đã cho san bằng ngôi thành này vào ngày 8 tháng 3 năm 1859. Khi chiếm được cả ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, người Pháp bắt đầu quy hoạch lại thành phố vào năm 1862. Dựa trên những còn đường có sẵn dọc ngang trong thành Quy cũ, người Pháp đã sắp xếp khu hành chính mới căn cứ trên các di tích cũ. Vị trí Hồ Con Rùa hiện nay nằm ở cuối con đường dẫn ra bến sông được đánh số 16
Vào năm 1878, tháp nước được xây tại vị trí Hồ Con Rùa ngay nay để cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng. Từ ngày 24 tháng 2 năm 1897, đoạn đường từ phía sau nhà thờ Đức Bà đến tháp nước đổi tên thành đường Blancsubé. Đến năm 1921 thì tháp nước bị phá bỏ do không còn đủ sức đáp ứng nhu cầu cung cấp nước nữa và con đường được mở rộng nối dài đến đường Mayer (nay là đường Võ Thị Sáu) và khúc cuối này có tên là đường Garcerie. Từ đó vị trí này trở thành giao lộ như ngày nay, với tên gọi là Công trường Maréchal Joffre (cắt giao lộ là đường Testard - nay là đường Võ Văn Tần - và đường Larclauze - nay là đường Trần Cao Vân). Tại vị trí này, người Pháp đã cho xây dựng một tượng đài ba binh sĩ Pháp bằng đồng với hồ nước nhỏ, để đánh dấu cuộc xâm chiếm và biểu tượng của việc người Pháp làm chủ Đông Dương. Do đó người địa phương thường gọi nó là Công trường Ba hình. Các tượng đài này tồn tại đến năm 1956 thì bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ. Giao lộ cũng được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ
        Đầu tiên là tháp nước được xây tại giao lộ Phạm Ngọc Thach - Trần cao Vân - Võ văn Tần
 

                                             Tượng đài Ba hình bị phá bỏ vào năm 1956
Sau khi người Pháp rút khỏi Việt Nam thì địa điểm Công trường Chiến sĩ là vòng xoay giao thông của hai con đường Duy Tân và Trần Quý Cáp. Thời điểm xây dựng Hồ Con Rùa chưa được xác định chính xác. Một số tài liệu cho là nó được xây dựng vào năm 1965, vài tài liệu khác thì cho là 1967. Người thiết kế Hồ con Rùa là kiến trúc sư Nguyễn Kỳ. Mẫu thiết kế của ông được chọn trong cuộc thi tìm quy hoạch mới cho địa danh này.

Từ 1970 đến 1974, Hồ Con Rùa thực sự được trùng tu và chỉnh trang trong đó gồm việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bê tông cao có dạng năm bàn tay xòe ra đón đỡ giống như các cánh hoa đón đỡ nhụy hoa. Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim có đỡ trên lưng bia đá lớn với các dòng chữ ghi tên các nước đồng minh viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa. Do đó mới có tên gọi dân gian là Hồ Con Rùa. Sau khi xây dựng xong thì ban đầu khu giao lộ này được đặt tên là Công trường Chiến sĩ Tự do, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường Quốc tế.
Sau năm 1975, chính quyền cho đục bỏ các dòng chữ trên tấm bia. Đường Duy Tân thay tên thành đường Phạm Ngọc Thạch còn đường Trần Quý Cáp đổi thành đường Trần Cao Vân/Võ Văn Tần. Vào đầu năm 1976 (hay 1978), tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ, tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là Hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.
(Tổng hợp từ Internet)






Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014




VIỆN BẢO TÀNG LỊCH SỬ

 Viện Bảo tàng dược xây dựng theo thiết kế của KTS M.Delaval
 
 Xưa kia, Saigon chỉ có một Viện Bảo Tàng trong khuôn viên Sở Thú. Sau 1975, chính quyền mới đã lấy Dinh Gia Long làm Viện Bảo Tàng thành phố nên Viện Bảo tàng cũ được đặt tên VIÊN BẢO TÀNG LỊCH SỬ .
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, bên cạnh Thảo cầm viên Sài Gòn. Đây là nơi bảo tồn và trưng bày hàng chục ngàn hiện vật quí được sưu tầm trong và ngoài nước Việt Nam
Ngày 18 tháng 2 năm 1927, nhà sưu tầm cổ vật Holbé qua đời, để lại nhiều cổ vật trị giá 45.000 đồng bạc Đông Dương (là một số tiền lớn lúc bấy giờ).
Để mua lại số cổ vật này, ngày 17 tháng 6 năm ấy, Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Etudes I Indochinoises, kể từ đây có khi gọi tắt là Hội) đã tổ chức một cuộc họp bất thường, và cuối cùng đi đến quyết định là: xin 5 hội viên hảo tâm cho mượn trước số tiền trên, đồng thời xin phép chính quyền cho mở cuộc lạc quyên số tiền ấy trong dân chúng (để trả lại), với cam kết là sẽ tặng lại nhà nước số cổ vật sau khi mua xong
Sau khi hoàn tất công việc trên, để có chỗ gìn giữ và trưng bày số di vật của Holbé vừa mua được, cùng với nhiều cổ vật khác mà Hội đã có (nhờ thu mua hay được tặng), Hội đã đề nghị với chính quyền xây dựng Bảo tàng, và xin dành cho Hội một phòng làm trụ sở và thư viện của Hội (chứa trên 5.000 tác phẩm chuyên khảo về Đông Dương và Viễn Đông bằng các thứ tiếng).
Thuận theo đề nghị, ngày 28 tháng 11 năm 1927, Thống đốc Nam Kỳ là Blanchard de la Brosse đã ký nghị định thành lập Bảo tàng Blanchard de la Brosse (kể từ đây có khi gọi là Bảo tàng) ở Sài Gòn, đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của chính quyền Nam Kỳ, và thuộc quyền kiểm soát khoa học của Viện Viễn Đông Bác cổ.
Ngày 8 tháng 6 năm 1928, viên Bảo thủ văn thư của Hội là Jean Bouchot được cử làm Giám thủ đầu tiên của Bảo tàng . Và ngày 1 tháng 1 năm 1929, chính quyền Nam Kỳ đã long trọng khánh thành Bảo tàng Blanchard de la Brosse
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Việt Nam chính thức phục hồi nền độc lập sau gần 100 năm Pháp thuộc. Ngày 20 tháng 10 năm ấy, Bộ Quốc gia Giáo dục nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra nghị định đổi tên các Học viện, Thư viện và Bảo tàng. Theo đó, Bảo tàng Blanchard de la Brosse được đổi tên là Gia Định Bảo tàng viện . Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết vì ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp đã tái chiếm Sài Gòn.
Đến ngày 14 tháng 6 năm 1954, Bảo tàng được Bộ Quốc gia Giáo dục của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tiếp thu trọn vẹn, sau khi 3 chuyên gia người Pháp rút về nước .
Ngày 16 tháng 5 năm 1956, theo nghị định 321-GD/NĐ, đổi tên Bảo tàng là Viện bảo tàng Quốc gia Việt Nam thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục . Ngày 03 tháng 9 năm 1958, Viện bảo tàng Quốc gia Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Bảo tàng được được Chính quyền Cách mạng tiếp thu nguyên vẹn. Sau đó, vào ngày 26 tháng 8 năm 1979), ngành chức năng đã cho đổi tên là Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đổi lại là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay.
Bảo tàng Blanchard de la Brosse được đặt tại một công thự nằm trong một khu vườn rộng lớn (trở thành Thảo Cầm Viên Sài Gòn năm 1864) ở phía đông thành Phiên An, gần dinh Tân Xá (do chúa Nguyễn Ánh sai dựng để Giám mục Bá Đa Lộc làm nơi dạy dỗ Hoàng tử Cảnh).
Công thự được xây theo lối kiến trúc "Đông Dương cách tân" (styleindochinois), do kiến trúc sư người Pháp Delaval thiết kế, và do hãng thầu Etablissements Lamorte Saigon thực hiện trong ba năm: 1926-1927-1928. Khi khởi xây (1926), công thự này định làm Viện Triển lãm Mễ cốc (Musée du Riz), sau định làm Viện Triển Lãm Kinh Tế (Musée économique), nhưng cuối cùng lại quyết định làm Bảo tàng Blanchard de la Brosse
Phần giữa công thự có một khối bát giác (gợi nhớ quan niệm về bát quái của Kinh Dịch) có 2 nóc mái lợp ngó ống, có gắn vật trang trí hình phụng, hình rồng cách điệu. Trên cùng, là 4 quả cầu nhỏ dần và đặt chồng lên nhau. Vì vậy, có người cho rằng phần nóc mái này, mang nhiều yếu tố của kiến trúc cổ Trung Quốc.
Năm 1970, Bảo tàng được xây dựng thêm phần phía sau một dãy nhà do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế. Dãy nhà có hình chữ U, ở giữa là hồ cây cảnh lộ thiên, hai dãy nhà nối hai bên, sau cùng là dãy nhà ba tầng với hai lớp mái, có gắn đầu rồng kiểu gặm trang trí ở các góc mái. Nhờ các cửa đều hướng ra hồ cây cảnh, nên phòng trưng bày khá thoáng mát và sáng sủa.
Trước 1975, hai bên cửa chính Bảo tàng có đắp nổi đôi câu đôi chữ Hán, nhưng sau đó đã bị đập bỏ. Đôi câu đối ấy như sau:
Á Đông cổ đổng mỹ thuật kê thực học,
Việt Nam nhân chủng bác vật đắc kỳ quan.
Tạm dịch là:
Á Đông cổ khí mỹ thuật kê cứu thực học,
Việt Nam nhân chủng bác vật được nhiều kỳ quan.
(Trích nguồn từ Wikipedia_)
-----------------------------------------------
Một vấn đề hơi nhạy cảm là :Trước 1957, quẩn chúng được vào tham quan miển phí, tự do chụp hình; nhưng sau khi chính quyền mới quản lý thì quần chúng  vào xem phải mua vé, muốn chụp hình phải mua thêm 1 vé chụp hình nữa !!!

                                                    Mặt tiền chính của Viện Bảo Tàng



Lầu Bát giác 




Một bức tranh sơn dầu khá xưa vẽ Viện Bảo tàng - Tranh xưa nên không còn thấy tên hoạ sĩ tác giả

Dưới đây là một số bản vẽ thiết kế chi tiết của Viện Bảo Tàng






NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM

Trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam, dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa, Ngày Phụ nữ Việt Nam cũng là ngày tưởng niệm Hai Bà Trưng vào ngày 6 tháng 2 âm lịch.

 Dưới đây là loạt ảnh về ngày phụ nữ Việt Nam diễn ra vào ngày 3 tháng 3 năm 1960 tại Sài Gòn.



                                      Buổi lễ tổ chức tại trung tâm Saigon 

                                            Đại diện Phụ nữ đọc diễn văn tưởng nhớ công  đức Hai bà Trưng


                                                         Dâng Hoa lên Lễ đài 


Các nữ sinh Saigon trog buổi lễ



   Tái tạo hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi diệt giặc

Đoàn trường Gia Long

                                         

                                                     Đoàn trường Trưng Vương